Với lợi thế liền kề TP.HCM, sự bứt phá mạnh của hạ tầng kết nối, thị trường bất động sản Đồng Nai thời gian qua chứng kiến sự đổ bộ của nhiều đại gia và được dự báo sẽ trở thành điểm nóng của thị trường địa ốc phía Nam trong thời gian tới.
Dòng tiền tìm đến Đồng Nai
Thời gian gần đây, thị trường bất động sản Đồng Nai đã diễn ra làn sóng ngầm săn quỹ đất của các đại gia địa ốc. Tính đến nay, hầu hết các đại gia địa ốc tên tuổi tại TP.HCM đều đã có mặt tại thị trường Đồng Nai.
Không chỉ săn quỹ đất, sự xuất hiện của các đại gia này đã tạo hiệu ứng thị trường rất tốt. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, các dự án bất động sản được quy hoạch bài bản, pháp lý hoàn thiện được công bố ra thị trường gần như đều có kết quả bán hàng khá tốt.
Mới đây, Công ty Asia New Time công bố ra thị trường Dự án Long Thành Central. Dự án có vị trí mặt tiền đường 80 m đi vào Sân bay Quốc Tế Long Thành, nằm trong Khu đô thị vệ tinh Bắc sân bay, cách sân bay chỉ 2 km. Ngay trong buổi công bố, gần như hầu hết sản phẩm nhà phố, biệt thự của dự án đã được khách hàng săn đón.
Tương tự, sau khi mua lại dự án từ một đối tác nước ngoài trong Khu đô thị Long Hưng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai, Tập đoàn Novaland đã triển khai dự án này thành một khu nhà phố, biệt thự mang tên Aqua Villas. Mới đây,
Novaland đã công bố ra thị trường hơn 300 sản phẩm nhà phố, biệt thự của dự án và hầu hết sản phẩm đều đã được khách hàng giữ chỗ.
Hay trước đó, Tập đoàn Hưng Thịnh cũng đã chi hàng ngàn tỷ đồng để mua lại một dự án tại TP. Biên Hòa. Dự án có quy mô hơn 3.000 sản phẩm nhà phố đã được công bố ra thị trường và đến nay, hầu hết sản phẩm đều đã được tiêu thụ.
Ngoài những doanh nghiệp kể trên, theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, thời gian qua nhiều doanh nghiệp địa ốc khác cũng liên tục săn lùng quỹ đất tại Đồng Nai. Mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long công bố mua lại 70% vốn của công ty thuộc Keppel Corporation Limited (Singapore) với giá trị hơn 2.300 tỷ đồng. Sau thương vụ, Nam Long sẽ triển khai đầu tư 170 ha đất của Dự án Dong Nai Waterfront City tại xã Long Hưng, TP. Biên Hòa.
Theo Nam Long, hiện tại, Dự án Dong Nai Waterfront City đã có quyết định giao đất, đóng tiền sử dụng đất, được phê duyệt quy hoạch 1/500 và được cấp sổ đỏ hơn 170 ha. Dự kiến, dự án sẽ được triển khai ngay trong giai đoạn 2019 - 2025 với tổng vốn đầu tư lên đến 9.200 tỷ đồng. Sản phẩm đưa ra thị trường gồm hơn 4.000 căn villa và 3.000 căn hộ.
Ngoài Dự án Dong Nai Waterfront City, trước đó, vào tháng 11/2018, Nam Long cũng đã công bố góp vốn thành lập Công ty TNHH một thành viên Paragon Đại Phước với số vốn hơn 1.228 tỷ đồng để phát triển một dự án khác tại Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Còn tại Long Thành, nguồn tin của phóng viên Đầu tư Bất động sản cho biết, một đại gia địa ốc hàng đầu tại TP.HCM đã mua lại một khu đất có quy mô hơn 700 ha tại huyện Long Thành. Đây là khu đất khá đắc địa, liền kề với Sân bay Long Thành và được kỳ vọng sẽ làm thay đổi diện mạo của cả khu vực này khi được triển khai.
Theo các chuyên gia bất động sản, trong bối cảnh giá đất nền ở TP.HCM đã lên cao và đang có chiều hướng tiếp tục tăng do cầu vượt cung, nhiều người có nhu cầu về nhà ở đã dịch chuyển về các địa phương lân cận TP.HCM để mua đất an cư. Do vậy, việc các doanh nghiệp đua nhau săn quỹ đất tại Đồng Nai nhằm đón đầu xu hướng là dễ hiểu.
Theo ông Dương Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty Asia New Time, xét ở nhiều góc độ, Đồng Nai đang có khá nhiều lợi thế để phát triển trong thời gian tới, trong đó những khu vực có hạ tầng phát triển tốt như Long Thành, Nhơn Trạch, Biên Hòa sẽ là những khu vực tâm điểm của thị trường sắp tới.
Bệ phóng của hạ tầng
Có thể nói, từ lâu Đồng Nai là một trong những thị trường được quan tâm đặc biệt của giới đầu tư địa ốc phía Nam. Tuy nhiên, kể từ sau khi Quốc hội chính thức thông qua dự án xây dựng Sân bay Long Thành và mới đây, tại Hội nghị Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý tỉnh Đồng Nai phải đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Sân bay Long Thành để "Làm sao đến năm 2020 khởi công dự án như mục tiêu đề ra để tạo động lực phát triển cho vùng”, đã khiến thị trường bất động sản Đồng Nai trở thành “đích ngắm” thật sự trong mắt giới đầu tư.
Theo phân tích của giới kinh doanh địa ốc, Đồng Nai hiện đang có nhiều lợi thế, trong đó lợi thế lớn nhất là cú huých về phát triển hạ tầng và giá đất còn tương đối “mềm” so với những khu vực khác.
Về hạ tầng, là địa phương liền kề TP.HCM, Đồng Nai là cửa ngõ của cả khu vực miền Đông Nam Bộ, đang được đánh giá có lợi thế đặc biệt về liên kết vùng. Mới đây, lãnh đạo TP.HCM và lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã họp bàn phương án triển khai cầu Cát Lái nối quận 2, TP.HCM với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 7.200 tỷ đồng, cầu Cát Lái được đánh giá có ý nghĩa lớn trong chiến lược kết nối hạ tầng liên vùng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của Đồng Nai và cả TP.HCM, nhất là thu hút đầu tư trong nước, nước ngoài vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch mà hai địa phương có thế mạnh.
Khi cầu Cát Lái được xây dựng, hệ thống giao thông TP.HCM - Nhơn Trạch sẽ được thông suốt, nối liền mạng lưới giao thông TP.HCM - Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồng Nai. Bên cạnh đó, khi Sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động, cầu Cát Lái kết hợp tỉnh lộ 25C sẽ hình thành tuyến kết nối TP.HCM - sân bay Long Thành, chia sẻ lưu lượng phương tiện giao thông đang quá tải trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu phát triển Giao thông - Vận tải (Viện Chiến lược phát triển Giao thông - Vận tải), Đồng Nai có một hệ thống hạ tầng giao thông khá toàn diện, gồm đường sắt, đường bộ, đường sông.
Ngoài dự án cầu Cát Lái, tính đến nay, các tuyến đường huyết mạch quốc gia đều đã được nâng cấp, đưa vào sử dụng như Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, Quốc lộ 20, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và một số công trình trọng điểm khác như cầu Đồng Nai, cầu Hóa An, hầm chui Tam Hiệp, đường Võ Nguyên Giáp, nút giao Vũng Tàu…, làm cho bộ mặt hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh thay đổi nhanh chóng.
Hiện một loạt dự án đường cao tốc đang được thực hiện và chuẩn bị đầu tư như cao tốc Bến Lức - Long Thành, Tân Vạn - Nhơn Trạch, Dầu Giây - Phan Thiết, Dầu Giây - Liên Khương… Đặc biệt, Sân bay quốc tế Long Thành sau khi đi vào hoạt động sẽ tạo nên hệ thống giao thông đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại cho Đồng Nai.
Trong khi hạ tầng đang có sự phát triển mạnh, theo phân tích của gới kinh doanh địa ốc, so sánh sự tương quan về giá giữa các địa phương giáp ranh TP.HCM như Long An, Bình Dương, bất động sản Đồng Nai có mức giá còn khá “mềm”. Theo phân tích của các chuyên gia, qua khảo sát thị trường cho thấy, thời gian qua, thị trường địa ốc phía Nam xuất hiện làn sóng người có nhu cầu về nhà ở đổ xô về các khu vực giáp ranh với TP.HCM như Đồng Nai, Bình Dương hay Long An để mua đất.
Đây là xu hướng đã được dự báo từ trước trong xu thế giãn dân từ trung tâm TP.HCM. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, trong các địa phương lân cận TP.HCM, dường như Đồng Nai đang chiếm ưu thế lớn. Trong khi thị trường bất động sản Bình Dương, Long An hiện đang bước vào giai đoạn bão hòa, thì thị trường Đồng Nai lại đang bước vào giai đoạn phát triển mới.
“Điều khiến nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất đến thị trường Đồng Nai hiện nay là câu chuyện khởi động Sân bay quốc tế Long Thành. Khi Sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động, nhiều khả năng TP. Biên Hòa, huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch sẽ sáp nhập để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”, ông Dương Minh Tiến dự đoán và cho biết, việc triển khai Sân bay quốc tế Long Thành gần như đã chắc chắn. Đây là yếu tố quan trọng, giúp dư địa phát triển của thị trường bất động sản Đồng Nai sôi động và kéo dài trong thời gian tới.
Nhiều công trình, hạ tầng cơ sở tại Dĩ An (Bình Dương) được mở rộng, tạo tiền đề khai thác, xây mới loạt khu căn hộ.
Đầu tư mạnh cho giao thông
So với các địa bàn khác ở tỉnh Bình Dương, Dĩ An có nhiều lợi thế khi nằm giáp ranh TP HCM, Biên Hòa (Đồng Nai),
tiếp giáp các trục đường huyết mạch như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1K, đường
sắt Bắc - Nam... Nơi đây còn tiếp cận các đầu mối giao thông quan trọng
như ga Dĩ An, An Bình, Bến xe Miền Đông mới.
Nhiều năm qua, hạ
tầng đường xá đi qua Dĩ An được nâng cấp, đầu tư mới. Trong đó, tuyến
đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối liền xa lộ Hà Nội (TP HCM) đang đẩy nhanh
tiến độ, giúp giảm tình trạng ùn tắc ở tuyến Quốc lộ 13 nối liên tỉnh.
Nhờ tuyến đường này, thời gian di chuyển từ Bình Dương, Tây Ninh, Bình
Phước và các tỉnh Tây Nguyên về TP HCM rút ngắn đáng kể.
Theo kế hoạch,
trong năm 2019, Bình Dương sẽ thi công mở rộng đường DT 743 đoạn từ ngã
tư Miếu Ông Cù đến cầu vượt Sóng Thần. Khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần
giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tuyến DT 743 trên địa bàn Dĩ
An.
Nhiều công trình
giao thông quan trọng được tỉnh Bình Dương thông qua như dự án đường
trục chính Đông Tây đoạn từ Quốc lộ 1A kết nối Bến xe Miền Đông mới vào
Quốc lộ 1K; dự án đường Vành đai Đông Bắc 2 nối khu vực dân cư Bình
Nguyên và trường Cao đẳng nghề Đồng An đến giáp đường Mỹ Phước - Tân
Vạn; dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Văn Mên (Hương lộ 9) từ đoạn Cách
Mạng Tháng Tám đến cảng An Sơn (Thuận An)...
Triển vọng phát triển kinh tế
Trong Quyết định số
3515/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương ký ngày 11/12/2018 về kế hoạch đầu tư công
năm 2019 của tỉnh, việc phân bổ nguồn vốn đầu tư đang tập trung nhiều
nhất cho ba địa điểm là thành phố Thủ Dầu Một, Dĩ An và Thuận An. Lý do
các địa phương này có nhiều tiềm lực phát triển đô thị, kinh tế khi có
sẵn nguồn lực sau quá trình dài xây dựng, phát triển.
Ngoài Thủ Dầu Một
đã là thành phố, hiện hai thị xã Thuận An và Dĩ An cũng đang trong quá
trình chuẩn bị mọi mặt để tiến lên thành phố trực thuộc tỉnh. Do đó giai
đoạn này Dĩ An đầu tư để hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Cải thiện hạ tầng
giao thông là tiền đề cho kinh tế của Dĩ An, đáp ứng các tiêu chí của
quy mô thành phố. Trong quý I/2019, hoạt động sản xuất công nghiệp trên
địa bàn khoảng 24.620 tỷ đồng, đạt 25,09% kế hoạch năm 2019 (mục tiêu cả
năm là 89.198 tỷ đồng) và tăng 10,33% so với cùng kỳ năm 2018.
Sự tăng trưởng kinh
tế xã hội của Dĩ An có tính khả thi bởi là địa bàn này mạnh về hoạt
động sản xuất công nghiệp. Đến thời điểm này, Dĩ An vẫn đứng đầu về số
lượng khu công nghiệp, đóng góp giá trị không nhỏ vào nền kinh tế chung
của tỉnh Bình Dương.
Đẩy mạnh thị trường bất động sản
Theo dữ liệu thống
kê của Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, tính đến cuối tháng 5, Dĩ An là khu
vực có số lượng dự án nhà ở nhiều nhất của tỉnh với 109 dự án, cho thấy
tiềm năng thu hút nhiều doanh nghiệp bất động sản.
Cụ thể như Công ty
Cổ phần Địa ốc Bcons đánh giá cao triển vọng của bất động sản Dĩ An đã
sớm triển khai dự án ở đây. Ngoài dự án phức hợp khách sạn và dịch vụ đã
đưa vào khai thác ở bến Bạch Đằng - vị trí đẹp ở thành phố Thủ Dầu Một,
Bcons cũng đầu tư phát triển hai dự án khu căn hộ tại Dĩ An.
Đại diện Bcons cho
biết, hai dự án Bcons Suối Tiên, Bcons Miền Đông với số lượng hơn 1.400
căn hộ nằm trên đường Độc Lập (Dĩ An), sát Xa lộ Hà Nội, tuyến metro Bến
Thành - Suối Tiên, khu Đại học Quốc gia TP HCM... Cách dự án không xa
là Bến xe Miền Đông mới, khu công nghệ cao TP HCM, đối diện khu du lịch
Suối Tiên.
"Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển thêm dự án khu căn hộ quy mô lớn tại Dĩ An", đại diện Bcons chia sẻ.
Vạn Phát
Dù không được cấp phép xây dựng nhưng vẫn phân lô, bán nền đã gây nên tình trạng hỗn loạn và để lại nhiều hệ lụy cho chính quyền trong quản lý đất đai.
Từ nhiều năm nay, thị trường bất động sản ở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ diễn biến rất phức tạp. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân dù không được cấp phép xây dựng nhưng vẫn tổ chức phân lô, bán nền đã gây nên tình trạng hỗn loạn và để lại nhiều hệ lụy cho chính quyền địa phương trong việc quản lý, sử dụng đất đai.
Trong đó, Tập đoàn địa ốc Alibaba, từ năm 2017 đến nay, đã tự vẽ ra nhiều dự án ‘ma” với hàng trăm hecta đất nông nghiệp tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và mới đây là tỉnh Bình Thuận... Sau đó, rao bán công khai trên trang web của Alibaba và trên mạng xã hội. Thực tế này không chỉ gây bức xúc, lo lắng cho các cấp chính quyền địa phương và người dân mà đang đẩy các cơ quan chức năng vào thế khó khi qui hoạch sử dụng đất đai bị phá vỡ và sự rủi ro, tiền mất, tật mang của các nhà đầu tư và đông đảo người dân.
Tập đoàn địa ốc Alibaba đã tự vẽ ra nhiều dự án ‘ma” với hàng trăm hecta đất nông nghiệp
Gần 2 tuần nay, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải khiên cưỡng trở thành một “điểm nóng” khi chính quyền ở đây tổ chức cưỡng chế việc vi phạm pháp luật về sử dụng đất đai của Tập đoàn địa ốc Alibaba. Quá trình cản trở, chống đối chính quyền, đoàn người mang áo Alibaba đã dùng loa để kích động, lăng mạ, xúc phạm những người thi hành công vụ. Vụ việc được đẩy lên đến mức, buộc cả trăm cảnh sát phải đến để vãn hồi trật tự, việc cưỡng chế mới đảm bảo an toàn. Kết thúc vụ cưỡng chế, 2 nhân viên địa ốc Alibaba bị tạm giữ hình sự và sau đó đã bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam.
Tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tập đoàn địa ốc Alibaba hiện đang phân phối 8 “dự án” đất nền với diện tích khoảng 65 hecta. Tất cả các dự án này đều chưa được cấp phép đầu tư, không có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, không có giấy phép cải tạo mặt bằng, xây dựng, chưa được nghiệm thu hạ tầng, tách thửa…
Chính quyền các xã Tóc Tiên, Hắc Dịch, Sông Xoài và Châu Pha (thị xã Phú Mỹ) đã tiến hành lập nhiều biên bản vi phạm hành chính về xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp; đồng thời tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ những công trình trái phép mà Alibaba đứng ra phân phối đất nền theo hợp đồng ủy quyền với chủ đất là một số cá nhân.
Ông Nguyễn Văn Thắm, Chủ tịch UBND thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, đến thời điểm này, địa phương chưa có một hồ sơ dự án đất nền nào mang tên Alibaba. Do vậy, mọi khách hàng khi có nhu cầu giao dịch đất đai cần đến UBND xã hoặc cơ quan chức năng của địa phương để được hướng dẫn, cung cấp thông tin nhằm hạn chế rủi ro và thiệt hại.
“Mong rằng khách hàng và người dân trên địa bàn thị xã nên cảnh giác việc phân lô mà hiện nay chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân”, ông Nguyễn Văn Thắm cho biết.
Tại tỉnh Đồng Nai, tình trạng “úm ba la đẻ ra dự án” đã xảy ra từ mấy năm trước, chính quyền địa phương cũng đã liên tục cảnh báo, ngăn chặn và đề nghị công an vào cuộc điều tra. Nhưng, việc vẽ ra các dự án ảo và rao bán đất nền công khai vẫn chưa hề giảm nhiệt. Ghi nhận có tới 27 “dự án” trên địa bàn này được Alibaba tự đặt tên, thực hiện quảng cáo trên trang web và mạng xã hội, phát tờ rơi theo bản đồ tự vẽ phân lô. Song, trên thực tế chỉ xác định được 19 khu đất với tổng diện tích khoảng 75 hecta do các hộ gia đình, cá nhân đứng tên sử dụng; phần lớn đất này là đất nông nghiệp. Trong đó, có 14 khu đất mà người sử dụng đất là người thân hoặc trực tiếp là Giám đốc Công ty trực thuộc Alibaba đứng tên, 5 khu đất khác người sử dụng không có quan hệ với Alibaba.
Qua kiểm tra, UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai phát hiện trên địa bàn có 6 khu đất nông nghiệp đã bị chủ sử dụng đất tự ý đổ đá làm đường giao thông. Trong đó, 1 khu đất đã bó vỉa hè, 2 khu đất khác xây xong hàng rào, gắn biển quảng cáo, phân lô bán nền. Các khu đất còn lại đã làm đường đi nhưng để đất trống hoặc đang sản xuất nông nghiệp.
Ông Thái Bảo, Trưởng ban Tuyên giáo, Tỉnh ủy Đồng Nai khẳng định, việc quảng cáo phân lô bán nền trên đất nông nghiệp của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba tại tỉnh Đồng Nai là hoàn toàn trái quy định của pháp luật. Do vậy, người dân cần đề cao cảnh giác, nắm rõ các quy định của pháp luật để không bị mắc lừa và tránh thiệt hại.
“Tỉnh rất mong các cơ quan báo chí quan tâm, thông tin một cách đầy đủ, khách quan về tình hình đất đai, liên quan đến việc Công ty cổ phần địa ốc Alibaba quảng cáo, phân lô bán nền trái quy định pháp luật, để giúp người dân hiểu rõ vấn đề này, tránh những hệ lụy đáng tiếc trong thời gian sắp tới”, ông Thái Bảo nói.
Mới đây nhất, tại tỉnh Bình Thuận, chính quyền xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân phát hiện một dự án “ma” đang rao bán trên mạng xã hội có tên là “Alibaba Thắng Hải Newtimes City” của Tập đoàn địa ốc Alibaba. Vẫn là cách chiêu dụ khách hàng những lời lẽ có cánh; dự án này quảng cáo như một "Singapore thu nhỏ", với tổng diện tích 35 hecta, quy mô hơn 1.800 nền thổ cư, nhưng giá bán mỗi mét vuông đất chỉ dưới mức 2 triệu.
Theo ông Lê Sanh, Chủ tịch UBND xã Thắng Hải, khu đất này rộng gần 32 hecta và phần lớn diện tích là quy hoạch đất nông nghiệp, chỉ một phần nhỏ gần đường nằm trong quy hoạch khu dân cư. Khi thấy Alibaba rao bán trên trang web và mạng xã hội dự án “ma” tại khu đất này, xã Thắng Hải đã rà soát lại và khẳng định: mục đích sử dụng trong sổ đỏ của khu đất này vẫn là đất nông nghiệp, hoàn toàn chưa có công ty nào đăng ký dự án phân lô, bán nền.
“Để bà con mình không bị thiệt thòi, trước mắt địa phương tập trung tuyên truyền cho người dân, đặc biệt là những khách hàng là người địa phương biết để mà trách được. Xã cũng đang chỉ đạo các ngành chuyên môn, chức năng tiếp tục theo dõi khi phát hiện có dấu hiệu phân lô thì báo cáo cơ quan chức năng xử lý ngay”, ông Lê Sanh cho hay.
Hỗ trợ https://support.google.com/mail/thread/8801122?hl=vi
Theo Nhóm PV
VOV
Dù được đánh giá
là mang lại tỷ suất sinh lợi hấp dẫn nhưng trước tình trạng "vàng thau
lẫn lộn", chuyên gia khuyên các nhà đầu tư bỏ vốn vào thị trường bất động sản Long Thành nên thận trọng trước khi "xuống tiền".
Rộn ràng giao dịch
Một trong những dự
án đất nền đang được nhiều khách hàng quan tâm tại Long Thành là Eco
Town Long Thành do Asia Land phát triển và phân phối.
Theo ghi nhận, Eco
Town Long Thành là một trong những dự án đang nhận sự quan tâm của đông
đảo khách hàng trong thời gian gần đây. Mỗi tuần, có đến hàng trăm lượt
khách hàng từ TPHCM, Đồng Nai và các khu vực lân cận đến tìm hiểu và
giao dịch tại dự án. Trong đó, có nhiều người mua cùng một lúc từ 2-3
nền đất và hiện tại dự án chỉ còn vài nền cuối cùng đang được chào bán.
Vừa đặt mua thành
công 2 sản phẩm, anh Mai Quốc Thái (quận 9, TPHCM) cho biết sau khi đi
tham khảo khoảng chục dự án tại Long Thành, anh quyết định rót tiền vào
Eco Town Long Thành. Theo anh Thái, dự án này không chỉ nằm ngay trung
tâm thị trấn Long Thành, suất đầu tư hợp lý mà hạ tầng còn được hoàn
thiện rất tốt, có thể xây nhà cho thuê hoặc phát triển kinh doanh được
ngay. "Eco Town Long Thành không chỉ là trung tâm thành phố hiện đại
trong tương lai mà còn cách sân bay quốc tế Long Thành chỉ vài cây số.
Đây là vị trí tiềm năng để ở cũng như khởi sự kinh doanh", anh nói.
Thực tế, không chỉ
thu hút nhà đầu tư, Eco Town Long Thành còn nhận được sự quan tâm của
nhiều khách hàng mua để ở. Chị Nguyễn Ngọc Loan (xã Long Đức) cho biết
tâm lý ai cũng muốn ở khu vực trung tâm để thuận tiện di chuyển, làm
việc cũng như kinh doanh. Trong khi đó, nguồn cung sản phẩm khu vực này
không nhiều, giá nhà phố riêng lẻ lại quá đắt đỏ nên rất khó có cơ hội
tiếp cận. Vì vậy, ngay khi Eco Town Long Thành mở bán chị đã mua hai nền
nhà phố "làm của để dành". "Nếu bây giờ bán lại tôi đã có thể thu lời
ít nhất 30% chỉ sau sáu tháng", chị nói.
Vì sao Eco Town Long Thành hấp dẫn?
Theo đánh giá của
các nhà đầu tư, Eco Town Long Thành là dự án hiếm hoi tại Long Thành đáp
ứng tốt cả ba nhu cầu gồm an cư, đầu tư sinh lợi và khai thác kinh
doanh. Bởi dự án không chỉ nằm trên hai tuyến đường trọng yếu của trung
tâm thị trấn Long Thành là Nguyễn Hải và Lê Duẩn mà còn liền kề chợ mới
Long Thành, Vincom Plaza, sân golf Long Thành và nhiều khu công nghiệp
lớn như Long Thành, Long Đức, Amata, Lộc An - Bình Sơn...
Đặc biệt, theo quy
hoạch vùng đô thị Long Thành, khu vực dự án tọa lạc nắm giữ vai trò là
trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của "thành phố sân bay"
Long Thành trong tương lai. Khi sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt
động, với công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng
hóa/năm, các hoạt động giao thương sẽ phát triển bùng nổ kéo theo sự
tăng giá của bất động sản.
Hơn nữa, Eco Town
Long Thành chỉ cách TPHCM bởi một cây cầu. Từ dự án chỉ cần di chuyển
theo cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây 15 phút là đến quận 2. Với
việc một loạt dự án giao thông trọng điểm đang được xây dựng như cao tốc
Bến Lức - Long Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; đường Vành đai 3,
Vành đai 4; đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt Sài Gòn - Nha Trang
và tuyến monorail Thủ Thiêm - Long Thành… cộng hưởng với sự phát triển
lan tỏa mạnh mẽ của khu đô thị sáng tạo TPHCM, giá trị bất động sản tại
Eco Town Long Thành sẽ còn tăng mạnh trong tương lai.
Hiện Eco Town Long
Thành đã hoàn thiện toàn bộ hạ tầng, pháp lý hoàn chỉnh nhưng giá khá
cạnh tranh, chỉ từ 16 triệu đồng/m2. Mức giá này thấp hơn rất nhiều so
với mức giá đang giao dịch từ 50 - 60 triệu đồng/m2 của các lô đất riêng
lẻ trên đường Lê Duẩn và khu vực chợ Long Thành. Đặc biệt, để sở hữu
khách hàng chỉ cần thanh toán trước 60%, phần còn lại được thanh toán
trong nhiều đợt và được tặng một chuyến du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn.
Trong bối cảnh nguồn cung các dự án đất nền,
nhà phố thương mại ở trung tâm Long Thành đang rất khan hiếm, giá đất
ngày một tăng cao, mức giá hợp lý và tiềm năng của dự án Eco Town Long
Thành được giới kinh doanh bất động sản xem là giải pháp tối đa hóa lợi
nhuận và không có rủi ro.
Ánh Dương
Theo Trí thức trẻ
Theo phản ánh của cư dân đang sinh sống tại block A, chung cư Green Town (Q.Bình Tân, Tp.HCM) do Công ty TNHH IDE Việt Nam làm chủ đầu tư, mặc dù đã chuyển vào sống ở chung cư này từ năm 2014 đến nay nhưng hiện vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu (sổ đỏ).
Chủ đầu tư chơi chiêu “câu giờ”
Sau nhiều lần khất hẹn với khách hàng về cấp giấy chứng nhận chủ quyền căn hộ, Công ty TNHH IDE Việt Nam tiếp tục chơi chiêu “câu giờ” bằng cách yêu cầu bổ sung giấy tờ, mặc dù các giấy tờ này họ đã nộp đầy đủ trước đó hơn 2 năm.
Theo như phản ánh của cư dân đang sinh sống tại block A thuộc chung cư Green Town Bình Tân, mặc dù đã chuyển vào sống ở đây từ năm 2014 đến nay nhưng hiện vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu (sổ đỏ).
Được biết, cách đây 2 năm, Công ty IDE có gửi thông báo đến cư dân yêu cầu chuẩn bị hồ sơ để làm giấy chứng nhận quyền chủ sở hữu căn hộ. Theo như thông báo, cư dân block A đã nộp đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu nhưng suốt 5 năm qua, người dẫn vẫn chờ đợi trong vô vọng.
Rất nhiều lần cư dân bức xúc đã phản ánh, khiếu nại đến Công ty IDE nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Đang chờ xin ý kiến Sở Tài Nguyên Môi trường Tp.HCM” và không hề có thời hạn cụ thể.
Theo tìm hiểu, Công ty IDE đã gửi văn bản đến Sở TNMT đề nghị không cần phải nộp bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại block A. Đồng thời, không làm thủ tục chia tách Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm hai sổ riêng biệt khi thực hiện thủ tục nêu trên mà sẽ chuyển sang hình thức ghi nhận biến động sử dụng đất.
Về việc này, Sở TNMT cho rằng, đề nghị của IDE chưa được pháp luật đất đai quy định cụ thể, vì vậy cần xin ý kiến Bộ TNMT.
Do đó, từ năm 2017 đến nay, cư dân block A tại dự án Green Town Bình Tân vẫn chưa nhận được kết quả phản hồi của Công ty IDE. Họ tố chủ đầu tư chây ì, liên tục thất hứa giao sổ đỏ cho cư dân.
Theo phản ánh của cư dân, chính vì chưa được cấp sổ đỏ nên khi người dân có nhu cầu chuyển nhượng nhà đất ở dự án này đều phải “lụy” chủ đầu tư với hình thức chuyển nhượng “thanh lý hợp đồng”. Khi khách hàng chuyển nhượng, hai bên phải đến công ty chuyển hợp đồng từ người cũ sang người mới.
Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư Tp.HCM cho biết, theo quy định tại khoản 4 điều 13 Luật kinh doanh BĐS, chủ đầu tư nhà chung cư có trách nhiệm làm thủ tục xin cấp sổ hồng cho người mua căn hộ trong vòng 50 ngày kể từ ngày bàn giao căn hộ. Thế nhưng, trên thực tế không phải chủ đầu tư nào cũng thực hiện quy định này.
Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định rõ, trường hợp chủ đầu tư được Nhà nước giao đất xây dựng nhà ở để bán nhận trách nhiệm làm thủ tục cấp sổ hồng cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở mà chậm làm thủ tục cấp sổ hồng thì sẽ bị xử phạt hành chính.
Cụ thể, nếu chậm làm thủ tục từ trên 9 - 12 tháng cho dưới 30 hộ sẽ bị phạt từ 50 – 100 triệu đồng; cho 30 – 100 hộ bị phạt 100 – 300 triệu đồng; từ 100 hộ gia đình trở lên sẽ bị phạt từ 300 – 500 triệu đồng.
Đối với dự án Green Town, chủ đầu tư đã chậm làm thủ tục trên 12 tháng cho dưới từ 100 hộ trở lên theo Luật sư này, mức phạt cao nhất từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng.
Tuy vậy, dù chế tài xử phạt rõ ràng nhưng cư dân chung cư Green Town thắc mắc, vì sao đến nay Công ty IDE bỏ mặc cư dân dài cổ chờ sổ đỏ mà cơ quan chức năng vẫn chưa xử phạt gì.
Khách hàng mất niềm tin vào chủ đầu tư
Thực tế hiện nay trên địa bàn Tp.HCM có rất nhiều dự án đã bàn giao nhiều năm nhưng chủ đầu tư vẫn không giao giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người dân. Nhiều vụ việc chủ đầu tư mang dự án đem thế chấp ngân hàng, hoặc sai phạm pháp lý khiến không ít khách hàng mất niềm tin với các dự án chung cư căn hộ.
Riêng với trường hợp của chủ đầu tư Công ty IDE Việt Nam, không ít khách hàng hoài nghi về năng lực của chủ đầu tư này ở lĩnh vực căn hộ, bởi doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc này đang vướng nhiều tranh chấp, kiện tụng. Hơn nữa, đây cũng là DN còn non trẻ trong lĩnh vực BĐS, hiện họ chỉ có 2 dự án căn hộ tại Việt Nam.
Nhiều khách hàng tỏ ra lo lắng, không rõ là liệu các block còn lại tại dự án Green Town có chung cảnh ngộ với block A hay không.
Đáng nói, dù nhiều lần liên hệ với thư ký của ông Hwang Byung Lak, Tổng giám đốc Công ty TNHH IDE Việt Nam để đặt lịch làm việc nhưng đều bị viện dẫn lý do từ chối.
Như phản ánh bài trước đó, dù đang dính vào các “lùm xùm” khiến khách hàng như “ngồi trên đống lửa”, nhưng phía Công ty IDE vẫn chào mời và ký hợp đồng bán căn hộ cho rất nhiều khách hàng. Mới đây nhất, đơn vị này có thông báo tiến độ xây dựng dự án tại các khối B3, B4 đến khách hàng, nhằm thúc ép họ chuẩn bị thanh toán đủ 95% giá trị căn hộ theo tiến độ. Trong khi đó, theo tìm hiểu dự án vẫn còn ngổn ngang, thi công chưa hoàn thiện.
Theo ghi nhận, hiện cư dân đã mua nhà ở tại dự án Green Town vô cùng bức xúc, họ vẫn tiếp tục đấu tranh đòi quyền lợi từ phía chủ đầu tư. Thậm chí, một số cư dân đã thẳng thắn lên tiếng cảnh báo những người đang có ý định mua căn hộ tại dư án này cần thận trọng, kẻo lại rơi vào cảnh ngộ giống họ.
Diệu Anh
Theo Trí thức trẻ
Căn hộ Vinhomes Grand Park Quận 9 có quy mô 271,8ha. Vinhomes Grand Park có 44.000 căn hộ, 1.600 nhà phố, biệt thự được ví như thành phố văn minh trong tương lai. Dự án căn hộ Vinhomes Grand Park Quận 9 thuộc khu đô thị Vin City trải dài tại các mặt đường Nguyễn Xiển, Phước Thiện, Sông Tắc, Vành đai 3, thuộc phường Long Bình, Quận 9, TP.HCM. Vinhomes Grand Park Quận 9 có vị trí đắc địa khi nằm giáp ranh với khu công nghệ cao quận 9 với 2 mặt giáp sông lớn.
Với mong muốn đem đến cuộc sống chất lượng hơn dành cho người Việt, dự án Vincity Grand Park Quận 9 đã được nâng tầm lên thành Vinhomes Grand Park Quận 9 – Đại đô thị chuẩn mực mới đẳng cấp số 1 Việt Nam. Trong đó Vinhomes Grand Park Quận 9 sẽ có cả 3 dòng sản phẩm Vinhomes Sapphire, Vinhomes Ruby, Vinhomes Diamond, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng từ những người trẻ tuổi cho đến những người thuộc tầng lớp cao trong xã hội.
Tổng quan Vinhomes Grand Park Quận 9
Vinhomes Grand Park Quận 9 được quy hoạch trở thành “Đô thị hạt nhân” tại Quận 9. Bao gồm dịch vụ tiện ích đẳng cấp và đồng bộ từ thương hiệu Vinhomes. Nơi đây sẽ là Đại đô thị – Thành phố công viên hàng đầu Đông Nam Á.
Dự Án Vinhomes Grand Park Quận 9
Chủ đầu tư: Công ty CP Vinhomes, Tập đoàn Vingroup.
Vị trí: đường Nguyễn Xiển, Phường Long Bình, Quận 9, Tp.HCM.
Xây dựng công trình: Tập đoàn Cotecons.
Tư vấn thiết kế: Tập đoàn EDSA (Mỹ).
Quy mô dự án: 272 hecta.
Mật độ xây dựng: 20 – 25%.
Tiện ích: siêu thị, trường học, bệnh viện, công viên,…
Sản phẩm: căn hộ, nhà phố, biệt thự và shophouse thương mại.
Bắt đầu bàn giao nhà: quý II năm 2020.
Hoàn thiện toàn dự án: dự kiến năm 2022.
Giá căn hộ Vinhomes Grand Park Quận 9 đã VAT từng loại diện tích:
– Căn 49m2 (2PN, 1WC): 3 tỷ
– Căn góc 52,7m2 (2PN, 1WC): 4 tỷ
– Căn 63m2 (2PN, 2WC): 5 tỷ
– Căn 68m2 (2PN, 2WC): 6 tỷ
– Căn 72m2 (2PN, 2WC): 8 tỷ
– Căn góc 92m2 (3PN, 2WC): 10 tỷ